Tưởng nhớ Ấu Triệu

Ấu Triệu bi đình tại nhà lưu niệm Phan Bội Châu, Huế

Do đảm đương công tác bí mật, nên công lao và sự hy sinh của Lê Thị Đàn dưới thời Pháp thuộc ít được biết đến. Sau này, nhờ Phan Bội Châu kể lại vụ việc trong cuốn Việt Nam nghĩa liệt sĩ[3], nên tên tuổi bà mới được lưu truyền.

Tiếp theo là vào năm 1926, khi Phan Bội Châu bị Pháp đưa về sống ở Bến Ngự (Huế) (địa chỉ hiện nay: 119, Phan Bội Châu, TP. Huế), ngay năm sau, ông đã dựng lên một ngôi miếu nhỏ nơi góc vườn của mình. Ngôi miếu có khắc bốn chữ Hán "Ấu Triệu bi đình" và một tấm bia có khắc mấy dòng chữ Hán ở mặt trước và bản dịch bằng chữ quốc ngữ ở mặt sau, để làm nơi hương khói cho bà.

Phiên âm:

Nữ liệt sĩ bi đìnhNữ đồng bào Ấu Triệu liệt nữ Lê Thị Đàn chi thần, Thừa Thiên Phủ, Thế Lại Thương Xã. Duy Tân (Canh Tuất) dĩ quốc sự án hạ ngục, khảo tấn nghiêm cực, thống khổ vạn trạng, nhiên bất khuất. Thị niên tam nguyệt thập lục tự tuẫn dĩ cố, chư đồng chi đa thoát võng giả.Ô hô ! Liệt hỷ !Minh viết: Thân bất khả lục, chí bất khả nhục, đao nhân nhi tử, Trưng Triệu nhi tục, kỳ tần giả anh, kỳ mật giả dạnh nữ kiệt, nữ kiệt, hà nhạc nhật tinh.Liệt nữ tuẫn nghĩa hận chí thập bát niên nguyệt nhật

Tạm dịch như sau:

Bia cô Ấu Triệu liệt nữ, người xã Thế Lại Thượng, phủ Thừa Thiên. Năm Canh tuất (1910) đời Duy Tân vì án quốc sự bị khảo tấn hết sức khổ, nhưng trước sau không khai một lời. Ngày 16 tháng 3 năm ấy, (cô) tự tử ở trong ngục, các đồng chí, nhờ đó được vô sự. Than ôi! Nghĩa liệt thay! Lời minh rằng: Sống vì nước, chết vì nòi. Bà Trưng cô Triệu xưa này mấy ai?

Ngoài ra, ông Phan còn làm 4 cặp đối treo lên 4 cột miếu. Hai cặp đối bằng chữ Hán (Chương Thâu dịch):

Gần bùn không bẩn: hoa quân tử;Ôm ngọc làm thinh; đá hiển nhân.Tấm thân trót gả guiang san Việt;Tấc dạ soi chung nhật nguyệt trời.

Hai cặp đối bằng chữ Nôm

Dây lưng một giải bền hơn sắtNét máu ngàn thu đậm với hồng...Câu đối nặt này còn thiếu chữ;Dám xin đồng chí góp thêm lời.

Và bài thơ Đề bia Ấu Triệu:

Lọ là các cậu, lọ là ông,Ai bảo rằng thư chẳng phải hùng.Miệng có chào lòng quên sấm sét,Gan đành bỏ mạng tiếc non sông.Dây lưng một dải bền hơn sắt,Nét máu nghìn thu đậm với hồng.Ai biết hỏi chăng thời chớ hỏi,Hỏi hòn đá nọ biết hau không?

Trước năm 1975, có đôi ba người biết chuyện, đã làm mấy vần thơ thương tiếc và ca ngợi nghĩa khí của bà.

Trích một bài:

Liệt nữ như người thật xứng danhHiếu trung trọn vẹn cả dôi tình.Vì cha ôm bụng đành liều tiết,Thương nước sôi gan chẳng kể mình.Chung với Võ, Phan[4] lòng nghĩa khíSánh cùng Trưng, Triệu dạ trung trinh.Non sông Thế Lại dồn anh tú,Muôn thuở thoa quần rạng sử xanh.Tử Hòa

Ngày nay, tên bà được lấy để đặt tên đường phố ở một số nơi, như phố Ấu Triệu ở Hà Nội, đường ấu Triệu nằm trên địa bàn phường Trường An, thành phố Huế.